Trên thị trường tai nghe hiện nay, không khó để người dùng tìm kiếm những loại sử dụng cơ chế phát âm thanh truyền đến màng nhĩ và từ đó bộ não sẽ tiếp nhận các tín hiệu âm thanh giúp chúng ta có thể nghe được như các loại in-ear, earbuds, on-ear, over-ear,… Vậy bạn đã từng nghe đến sản phẩm truyền âm thanh qua xương chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo cũng như thắc mắc liệu rằng tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cấu tạo của tai nghe truyền âm thanh qua xương
Có lẽ qua một vài lời giới thiệu ở trên, có thấy thấy rằng trong cuộc sống của con người, công nghệ âm thanh truyền dẫn qua xương đã có mặt và góp phần không nhỏ. Và bạn đã biết được cụ thể cấu tạo của một tai nghe truyền âm qua xương là như thế nào chưa?
Cấu tạo của tai nghe truyền âm thanh qua xương
Đối với các loại tai nghe thông thường sẽ dẫn âm thanh qua không khí và truyền đến màng nhĩ của chúng ta. Còn với tai nghe truyền âm thanh qua xương sẽ thông qua xương quai hàm và xương động. Âm thanh từ tai nghe sẽ bỏ qua màng nhĩ và truyền thẳng sâu vào bên trong tai.
Quá trình trên cũng được dùng để giải thích lý do vì sao chúng ta có thể nghe thấy âm thanh của chính mình.
Có nên sử dụng tai nghe truyền âm thanh qua xương?
Beethoven được biết đến là một nghệ sĩ bị điếc bẩm sinh, được cho là người đã tìm ra liệu pháp nghe này. Bằng việc, khi chơi nhạc ông sẽ cắn vào một cây baton nối với cây đàn của mình. Qua đó, chiếc baton sẽ cho phép những rung động âm thanh gây ra bởi piano được truyền vào bên trong tai của ông. Cho nên ông có thể nghe được những nốt nhạc mà mình đang đánh.
Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không?
Dĩ nhiên, trong việc cải thiện công nghệ truyền âm thanh thì tai nghe truyền dẫn qua xương đã đạt được những bước tiến nhất định nhờ sự phát triển từng ngày của công nghệ ngày nay. Ngày nay, các sản phẩm áp dụng công nghệ trên hoạt động rất tốt, so với tai nghe in-ear và over-ear truyền thống thì nó có những lợi ích nhất định.
Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không?
Nhờ phương pháp truyền âm thanh qua xương mà bạn có thể vừa nghe nhạc vừa chú ý đến không gian xung quanh. Khi vi khuẩn và bụi bẩn không bám vào tai nghe của bạn thì việc giữ vệ sinh cho đôi tai của bạn cũng được đảm bảo hơn. Chắc hẳn bạn phải liên tục vệ sinh nếu bạn đang có một chiếc tai nghe đặc biệt là loại in-ear, do chúng dễ dàng bám bụi bẩn từ bên ngoài vào, trong khi đó để dễ sử dụng bạn phải nhét chúng vào sâu bên trong tai. Khi sử dụng loại tai nghe truyền dẫn xương thay cho hai loại kia, bạn cũng sẽ không gặp quá nhiều cảm giác khó chịu khi đeo vì bị ép đầu hay bí hơi.
Chính vì thế với thắc mắc tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không thì chắc chắn câu trả lời là có. Bởi loại tai nghe này vừa giữ vệ sinh cho đôi tai của bạn vừa đảm bảo bạn có thể giữ tập trung khi đang lái xe, cũng như đặc biệt mang lại trải nghiệm nghe nhạc thoải mái.
Tai nghe truyền âm qua xương
Sản phẩm này cũng thực sự phổ biến cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc. Trước đây, nó được xem như là một liệu pháp chữa trị thính giác. Còn một vài năm trở lại đây lại được sử dụng trong ngành công nghiệp âm nhạc như một giải pháp thay thế cho tai nghe truyền thống.
Bên cạnh đó, trong môn thể thao dưới nước như lướt sóng thì tai nghe truyền âm thanh qua xương cũng được sử dụng. Vào năm 1996, công nghệ này được cấp bằng sáng chế. Casio là nhãn hàng đầu tiên trình làng mẫu sản phẩm thương mại dành cho môn thể thao lặn dưới nước. Đây là thiết bị mà người lặn có thể liên lạc được khi đang dưới nước. Công nghệ tai nghe truyền âm qua xương kết hợp với âm thanh trong dải tần 32kHz cho phép người dùng có thể liên lạc được với nhau miễn là bạn ở cách vị trí nhau không xa.
Tổng kết
Như vậy, với những giải đáp về thắc mắc tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không ở trên, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này cũng như tự tin để sở hữu hơn.
Comments